Những quan niệm sai lầm khi học phát âm

Chà, đọc cái tiêu đề hơi sốc nhỉ! Thực ra, trong những năm gần đây, việc học phát âm ở Việt Nam chỉ tập trung vào IPA trong khi có quá nhiều quan niệm sai lầm về ngữ điệu. Quan điểm chung của Vy là, hầu hết người học không thể nói đúng 100% các âm trong bảng IPA và điều đó không sao cả. Các bạn có thể học IPA nhưng đừng coi nó là tiêu chí duy nhất để phát âm tốt. Vì cái quan trọng hơn đó là các bạn master được ngữ điệu. Bài viết này Vy sẽ tập trung vào phản biện những quan niệm sai lầm sau:

  1. “Muốn nói hay và dễ hiểu thì phải tập trung vô IPA”
  2. Để tạo ngữ điệu các bạn chỉ dựa vào yếu tố cảm xúc, muốn lên thì lên, xuống thì xuống.
  3. Cách tạo ngữ điệu là nói âm được nhấn to hơn những âm khác.
  4. Ngữ điệu chỉ thích hợp cho những trình độ trung và cao, người mới bắt đầu chỉ nên học IPA.

Đầu tiên Vy sẽ trích lời từ cuốn Mechanism of speech (1):

An informal account of how I learned about English rhythm “Những người bình thường không có kiến thức gì về âm học sẽ thấy thật khó hiểu khi họ nghe những câu nói chậm, mặc dù mỗi âm riêng lẻ được phát ra rõ ràng nhưng lại dễ dàng hiểu được những câu nói lộn xôn về âm nhưng lại có ngữ điệu hay giai điệu tự nhiên. Người ta thường bỏ quá nhiều công sức vào để phát âm những âm nên được giảm.”

  1. Quan niệm sai lầm số 1: “Muốn nói hay và dễ hiểu thì phải tập trung vô IPA”

Với phương pháp dạy học tiếng Anh thay đổi theo hướng “phương pháp giao tiếp” (communicative approach) kéo theo sự thay đổi trong cách dạy phát âm. Thay vì dạy âm đơn, thì việc dạy ngữ điệu dần giành được vị trí quan trọng hơn vì nó góp phần tạo nên tính lưu loát, accent và tính dễ hiểu cho câu nói . Các nghiên cứu gần đây nhấn mạnh tầm quan trọng của ngữ điệu trong việc hoàn thiện độ lưu loát.

Một nghiên cứu mới cho rằng tập trung vào các yếu tốt ngữ điệu hay dâu nhấn từ sẽ giúp người học nói dễ hiểu hơn, dễ nghe hơn là tập trung vào các âm đơn của bảng IPA. (Celce-Murcia et al., 2010: 33.)

Hay trong nghiên cứu này:

In summary, pronunciation is essential in achieving a high level of speaking proficiency, and sentence stress is the most important factor among the pronunciation features included in this study, so English teachers need to incorporate sentence stress instruction. (Ma, 2015)

Dịch: Tóm lại, phát âm là rất quan trọng trong việc hình thành khả năng nói ở level cao, và nhấn câu là YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT giữa các yếu tố phát âm, vì thế giáo viên nên đưa nhấn câu vào chương trình dạy học.

Những nghiên cứu tương tự có thể được lôi ra không dưới 10 cái đâu :).

2. Để tạo nói ngữ điệu các bạn chỉ dựa vào yếu tố cảm xúc, muốn lên thì lên, xuống thì xuống.

“Tập ngữ điệu la la la gì đó là vớ vẫn vô căn cứ và không cần thiết”. Đây là câu nói mình rất hay nghe từ các bạn youtuber nổi tiếng. Cái mà các bạn ấy chưa phân biệt được và chưa hiểu cặn kẽ ở đây là pitch và intonation và sự khác biệt giữa tiếng ANh và tiếng Việt.

Thứ 1, Để tạo được intonation, đầu tiên các bạn phải biết cách tạo pitch, tức là tạo tính lên xuống cho câu. Ví dụ, câu I just got HOME, các bạn tạo pitch cho câu bằng nhấn vào chữ home, hay where are you GOing, các bạn sẽ nhấn vào chữ GO. Intonation được tạo ra là nhờ vào việc sử dụng pitch + yếu tố cảm xúc.

Thứ 2, tiếng Anh và tiếng Việt khác nhau ở chỗ. Trong tiếng Việt chúng ta nói các âm trong cùng 1 câu có độ to rõ hầu hết là như nhau nhưng trong tiếng Anh thì khác, khi nói 1 câu, độ dài âm là khác nhau. Ví dụ trong câu I want to go HOME. từ home nhấn mạnh nhất, từ “to” giảm âm tối thiểu thành âm schwa và từ want giữ ở cường độ bình thường, không tăng không giảm.

Vì sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ nên khi nói tiếng Anh các bạn cần học kĩ năng tạo pitch . Ví dụ muốn nhấn âm thì phải làm như thế nào để nó rõ hơn những âm khác, và giảm âm ra sao. Để có kĩ năng này các bạn phải được rèn luyện từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ từ có 2 âm tiết thì có thể nhấn LA la và la LA, đến 3 âm tiết, 4 âm tiết và sau đó là tạo pitch cho những câu dài hơn chứ không phải cứ muốn nhấn là nhấn được, vì các bạn sẽ luôn bị tiếng mẹ đẻ chi phối và nói tất cả các âm bằng nhau.

Ngoài ra, khi nói đến ngữ điệu cho câu, các bạn không chỉ cần phải biết nhấn âm, mà còn phải biết giảm âm và đọc từ với cường độ bình thường và sự khác biệt giữa độ dài các âm là như thế nào.

Các bạn có thể tham khảo thêm nghiên cứu của cô Judy Gilbert về những thông tin trên.

3. Cách tạo ngữ điệu là nói âm được nhấn to hơn những âm khác.

Sai lầm thứ 3 là các bạn cho rằng chỉ cần nói to hơn âm được nhấn là đủ trong khi việc quan trọng nhất khi nhấn âm là khả năng kéo dài âm.

Theo nghiên cứu của nhà âm thanh học nổi tiếng: Kết quả của thử nghiệm cho thấy, độ dài của âm ảnh hưởng đến dấu nhấn hơn thay vị độ to của âm” (Fry, 1954, p. 767) và nguyên âm được nhấn trong tiếng Anh dài hơn 60% những nguyên âm không được nhấn. (Patel, 2008, p. 123)

Ví dụ: I went to bed. Ở đây chúng ta có cùng một âm e trong từ bed và went, dựa vào nguyên tắc phía trên thì, âm “e” trong từ bed sẽ dài hơn âm e trong từ went không được nhấn, là 60%.

Vậy nên, khi học ngữ điệu các bạn nên học cách tạo pitch bằng cách học cách kéo dài âm và cách giảm âm.

4. Ngữ điệu chỉ thích hợp cho những trình độ trung và cao, người mới bắt đầu chỉ nên học IPA.

Ngược lại với suy nghĩ của nhiều người, một bài nghiên cứu về “vai trò của phát âm trong việc chấm bài test” đề xuất việc nhấn câu nên được dạy ở MỌI CẤP ĐỘ, chứ không phải là phải giỏi IPA rồi thì mới học.

” Giữa các yếu tố siêu đoạn tính, nhấn câu nên được chú ý nhiều hơn và nên được dạy ở mọi cấp độ” (Ma, 2015)

Nguồn:

Bell, A. G. (1916). The mechanism of speech (8th ed.). New York, NY: Funk and Wagnalls.

Celce-Murcia, M., Brinton, D. M., Goodwin, J. M., & Griner, B. (2010). Teaching pronunciation. A course book and reference guide. Cambridge University Press.

Fry, D. (1954). Duration and intensity as physical correlates of linguistic stress. Journal of the Acoustical Society of America, 27, 765–768.

Patel, A. D. (2008). Music, language, and the brain. Oxford, England: Oxford University Press.
Ma, R. (2015). The Role of Pronunciation in Speaking Test Ratings.


One response to “Những quan niệm sai lầm khi học phát âm”

  1. […] âm sẽ tạo ra dấu nhấn đúng và dễ hơn. Nếu bạn chưa đọc bài viết “những quan niệm sai lầm về việc học ngữ điệu” thì các bạn nên đọc trước khi xem video này […]

    Like

Leave a Reply

Blog at WordPress.com.